Quy định về Người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Cập nhật: 26/8/2017 | 9:05:20 PM
Quy định về Người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Người bào chữa
1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
4. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật hình sự thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của luật.
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Lựa chọn người bào chữa
1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật hình sự.
2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật hình sự, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật hình sự.
Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật hình sự và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.
- Thế nào là Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án?
- Phân biệt khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự. Quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại.
- Thế nào là người chưa thành niên? Các nguyên tắc xử lý của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Các quy định về xoá án tích.
- Quy định về án treo. Các trường hợp người phạm tội được hưởng án treo và không được hưởng án treo.
- Phân tích các loại hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.
- Quy định của pháp luật bảo vệ người tố cáo
- Luật An ninh mạng và những điều cần biết khi sử dụng mạng xã hội
- Quản lý hoạt động từ thiện ở Việt Nam hiện nay
- Góc nhìn về học sinh đánh nhau
- Quấy rối tình dục và chế tài xử lý
- Nạn tảo hôn ở Việt Nam
- Phải làm gì khi gặp tai nạn giao thông
- Luật Hộ tịch và những bất cập tồn tại
- Báo động mất an toàn lao động qua vụ việc Fomosa Hà Tĩnh
- Bất cập trong quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Biện pháp xử lý tội phạm về môi trường
- Các quy định về tạm giam, tạm giữ
- Cần tỉnh táo xử lý tin báo giả bị cướp
- Cảnh báo tình trạng người tâm thần phạm tội
- Cảnh giác với hành vi bán vé giả qua mạng internet
- Cảnh giác với nạn cờ bạc đầu năm
- Đánh hội đồng người ăn trộm chó
- Giải quyết tranh chấp về đất đai
- Hàng giả, hàng nhái và chế tài xử lý
- Hành vi bỏ rơi trẻ em và hậu quả pháp lý
- Hoạt động tín dụng đen trong xã hội
- Hỏi đáp về bồi thường khi bị oan sai trong tố tụng
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 1
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 2
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 3
- Làm gì để Luật phòng chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống
- Lễ hội và những biến tướng trong lễ hội đầu năm
- Lừa đảo qua chạy việc vào công chức Nhà nước
- Nan giải xử lý rác thải
- Nhận diện hành vi bắt cóc giả nhưng tống tiền thật
- Nhức nhối nạn mua bán nội tạng người
- Nhức nhối tình trạng bảo mẫu hành hạ trẻ em
- Quy định về nghề giúp việc gia đình theo Bộ luật lao động
- Thực trạng đòi nợ thuê và hậu quả khó lường
- Thực trạng hành hung tập thể
- Tranh chấp phát sinh khi mua nhà dự án trên giấy
- Tung tin đồn thất thiệt và hậu quả pháp lý
- Xâm hại di tích văn hóa - lịch sử và hệ lụy
- Xuất khẩu lao động và hệ lụy khi phá vỡ hợp đồng
- Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật”: Vị luật sư vì cộng đồng
- Hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
- VPLS Đa Phúc tham gia tư vấn pháp luật online về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Bộ luật lao động năm 2019
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- CHI BỘ LUẬT SƯ LONG BIÊN I CHÀO MỪNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
- Công ty CPTMXNK khí dầu mỏ hóa lỏng Hà Nam ở đâu?. Trong vụ nhân viên lừa đảo chiếm đoạt của nhiều bị hại với số tiền tới 2,3 tỷ đồng...
- Tìm kiếm
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7 MIỄN PHÍ0912.212.070
Tư vấn: Hình sự và Tố tụng hình sự
Tư vấn: Đất đai và Bất động sản
Tư vấn: Hôn nhân và Gia đình
Tư vấn: Di chúc và Thừa kế
Tư vấn: Lao động và Việc làm
Tư vấn: Xuất khẩu lao động và Du học
- Nhiều vấn đề cần làm rõ trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất tại TP Bảo Lộc
- Người "tấn công" trắng án, người "phòng vệ" lãnh 3 năm tù
- Trao đổi bài viết: Lê Văn C có phạm tội Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng: Nhiều vi phạm trong tố tụng chưa được làm sáng tỏ
- Tiếp 'Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?': Dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng khi tạm giam người dưới 18 tuổi
- Lê Văn C có phạm Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?
- Lọt kẻ chủ mưu vụ côn đồ vào nhà chém người đến chết
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC Quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
- Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo
- Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/1/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền
- Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 16/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trrình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
- Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
- Luật Nhà ở năm 2014
- Luật Đất đai năm 2013
- Loại đất nào được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, loại đất nào không được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất
- Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Lấn đất là gì? Chiếm đất là gì? Hậu quả pháp lý của việc lấn, chiếm đất
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Luật nuôi con nuôi năm 2010
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Bộ Tư pháp -Tòa án nhân dân tối cao-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài
- Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Hợp đồng mua bán căn hộ
- Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự
- Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài