Thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Có cải cách, nhưng vẫn đầy bất cập
Cập nhật: 5/9/2017 | 3:47:23 PM
Việc Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa và thay bằng thủ tục “đăng ký bào chữa” được coi là quy định “cải cách hành chính” nhằm đảm bảo kịp thời quyền có người bào chữa cho người phạm tội. Tuy nhiên, xung quanh quy định về thủ tục đăng ký bào chữa vẫn còn những vướng mắc gây khó cả cho luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng.
“Bình mới, rượu cũ”?
Điều 78 BLTTHS 2015 về thủ tục đăng ký bào chữa quy định: “1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa”.
Khoản 2 Điều 78 quy định các loại giấy tờ người bào chữa phải xuất trình khi đăng ký bào chữa. Cụ thể, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội. Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội. Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định của Bộ luật này thì Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân. Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Khoản 4 Điều này quy định, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Các trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa theo khoản 5 Điều này là: Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp: Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp: Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này; Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
Trước nhiều ý kiến than phiền của các luật sư, Quốc hội đã yêu cầu phải bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa. Tuy nhiên, nếu không quy định thì trình tự tố tụng sẽ lỏng lẻo. Vì vậy ban soạn thảo Bộ LTTHS 2015 đã lồng ghép quy định “thủ tục đăng ký bào chữa”.
Về mặt quy định, có thể thấy đây là một bước cải cách hành chính, nhưng theo quan điểm của nhiều luật sư, quy định này thực chất là “bình mới rượu cũ”. “Quy định đăng ký bào chữa hay thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa về bản chất không thay đổi. Luật cũ thì cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật mới thì cơ quan tố tụng ra Văn bản thông báo người bào chữa. Chung quy luật sư vẫn phải nộp 01 bộ giấy tờ cho cơ quan tiến hành tố tụng như bản sao có chứng thực thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của họ, vẫn phải có giấy phép do cơ quan tố tụng cấp, vẫn phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy có khác nào bình mới rượu cũ” - Luật sư Lê Ngọc Hà - Trưởng Văn phòng luật sư Đa Phúc (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định.
Ra thông báo chấp nhận đăng ký bào chữa trong 24 giờ có khả thi?
Theo quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015 nói trên, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ của người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ, vào sổ đăng ký bào chữa và gửi thông báo cho người đăng ký.
“BLTTHS 2015 chỉ quy định chung chung là “cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra giấy tờ và ra thông báo cho người đăng ký bào chữa”. Nhiều ý kiến đã thắc mắc “cơ quan tố tụng” trong trường hợp này là ai? Điều tra viên, kiểm sát viên hay thẩm phán có được quyền ra thông báo bào chữa hay chỉ lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng mới được quyền ra thông báo?” - Luật sư Lê Ngọc Hà đặt vấn đề.
Theo điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 78 này thì khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho luật sư.
Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa theo quy định của Khoản 3, Điều 75 BLTTHS 2015. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa.
Luật sư Hà nhận định: trên thực tế, việc cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đến tận nơi tạm giam, tạm giữ gặp để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ luật sư bào chữa, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không khả thi. Bởi không phải lúc nào nơi tạm giam, tạm giữ người bị buộc tội cũng ở cùng địa hạt, cùng phạm vi tỉnh, thành phố với trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng. Có nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ở Miền Nam đã khởi tố vụ án xảy ra tại Miền Nam nhưng bị can lại bị tạm giữ, tạm giam ở Miền Bắc thì để làm đầy đủ các thủ tục, quy trình luật định như trên lại là “làm khó” cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Quy định tại khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015 về việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gửi văn bản thông báo người bào chữa trong vòng 24 giờ khi không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa là nhằm tạo điều kiện để người bào chữa có khả năng hỗ trợ kịp thời người bị bắt, người bị tạm giữ thực hiện quyền được bào chữa của họ. Tuy nhiên quy định này vẫn còn “vênh” với quy định tại khoản 1 Điều 183 BLTTHS năm 2015 về hỏi cung bị can. Theo đó “Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó”. Nếu sau khi được giải thích về quyền được nhờ người bào chữa theo Điều 60 bị can mới có nguyện vọng mời luật sư bào chữa thì lại không có quy định nào để dừng việc hỏi cung lại để có sự tham gia của luật sư, trong khi việc cấp GCN bào chữa phải qua các thủ tục đòi hỏi một khoảng thời gian từ 24 giờ trở lên. Do vậy, thực tế đã xảy ra tình trạng một số trường hợp bị can bị bức cung, dùng nhục hình ngay tại nơi tạm giam, tạm giữ vì không có sự tham gia kịp thời của người bào chữa từ những bản cung đầu tiên.
Đây cũng là một trong nhiều vướng mắc rất dễ xảy ra trong quá trình áp dụng các quy định mới của BLTTHS năm 2015 về đảm bảo quyền của người bào chữa cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định này ngay sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực nhằm loại bỏ những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật cho cả đôi bên là người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng.
- “Phá rào” để trợ giúp tối đa
- Người xuất khẩu lao động trốn khỏi doanh nghiệp ở nước ngoài: Người thân vỡ nợ, doanh nghiệp bơ phờ
- Người tâm thần gây án: Biết trước hậu quả nhưng thiếu phòng ngừa
- Khách hàng cần thận trọng với các dự án “bán nhà trên giấy”
- Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính
- Đừng để bà mẹ Việt Nam anh hùng phải “khóc thầm lặng lẽ
- Doanh nghiệp bị xâm hại uy tín, thương hiệu: Muốn khởi kiện, khó đủ đường
- Đã khổ vì chồng ngoại tình còn khổ vì luật định
- Công cụ pháp luật chưa đủ “mạnh” để giảm số người hút thuốc lá
- Cần bỏ quy định bất hợp lý cản trở nhà báo tác nghiệp
- Cả nhà “dính án” do để văng chai nước vào người Phó Viện trưởng!?
- Bị cáo cười sau bản án tử hình
- Người bị "tố" ngoại tình xông vào tòa bênh Chủ tịch thị trấn Quang Minh
- Hôi của sẽ bị khởi tố về tội cướp hay tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản”
- Đầu năm cảnh giác với các nhà ngoại cảm rởm
- Quy định của pháp luật bảo vệ người tố cáo
- Luật An ninh mạng và những điều cần biết khi sử dụng mạng xã hội
- Quản lý hoạt động từ thiện ở Việt Nam hiện nay
- Góc nhìn về học sinh đánh nhau
- Quấy rối tình dục và chế tài xử lý
- Nạn tảo hôn ở Việt Nam
- Phải làm gì khi gặp tai nạn giao thông
- Luật Hộ tịch và những bất cập tồn tại
- Báo động mất an toàn lao động qua vụ việc Fomosa Hà Tĩnh
- Bất cập trong quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Biện pháp xử lý tội phạm về môi trường
- Các quy định về tạm giam, tạm giữ
- Cần tỉnh táo xử lý tin báo giả bị cướp
- Cảnh báo tình trạng người tâm thần phạm tội
- Cảnh giác với hành vi bán vé giả qua mạng internet
- Cảnh giác với nạn cờ bạc đầu năm
- Đánh hội đồng người ăn trộm chó
- Giải quyết tranh chấp về đất đai
- Hàng giả, hàng nhái và chế tài xử lý
- Hành vi bỏ rơi trẻ em và hậu quả pháp lý
- Hoạt động tín dụng đen trong xã hội
- Hỏi đáp về bồi thường khi bị oan sai trong tố tụng
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 1
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 2
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 3
- Làm gì để Luật phòng chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống
- Lễ hội và những biến tướng trong lễ hội đầu năm
- Lừa đảo qua chạy việc vào công chức Nhà nước
- Nan giải xử lý rác thải
- Nhận diện hành vi bắt cóc giả nhưng tống tiền thật
- Nhức nhối nạn mua bán nội tạng người
- Nhức nhối tình trạng bảo mẫu hành hạ trẻ em
- Quy định về nghề giúp việc gia đình theo Bộ luật lao động
- Thực trạng đòi nợ thuê và hậu quả khó lường
- Thực trạng hành hung tập thể
- Tranh chấp phát sinh khi mua nhà dự án trên giấy
- Tung tin đồn thất thiệt và hậu quả pháp lý
- Xâm hại di tích văn hóa - lịch sử và hệ lụy
- Xuất khẩu lao động và hệ lụy khi phá vỡ hợp đồng
- Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật”: Vị luật sư vì cộng đồng
- Hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
- VPLS Đa Phúc tham gia tư vấn pháp luật online về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Bộ luật lao động năm 2019
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- CHI BỘ LUẬT SƯ LONG BIÊN I CHÀO MỪNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
- Công ty CPTMXNK khí dầu mỏ hóa lỏng Hà Nam ở đâu?. Trong vụ nhân viên lừa đảo chiếm đoạt của nhiều bị hại với số tiền tới 2,3 tỷ đồng...
- Tìm kiếm
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7 MIỄN PHÍ0912.212.070
Tư vấn: Hình sự và Tố tụng hình sự
Tư vấn: Đất đai và Bất động sản
Tư vấn: Hôn nhân và Gia đình
Tư vấn: Di chúc và Thừa kế
Tư vấn: Lao động và Việc làm
Tư vấn: Xuất khẩu lao động và Du học
- Nhiều vấn đề cần làm rõ trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất tại TP Bảo Lộc
- Người "tấn công" trắng án, người "phòng vệ" lãnh 3 năm tù
- Trao đổi bài viết: Lê Văn C có phạm tội Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng: Nhiều vi phạm trong tố tụng chưa được làm sáng tỏ
- Tiếp 'Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?': Dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng khi tạm giam người dưới 18 tuổi
- Lê Văn C có phạm Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?
- Lọt kẻ chủ mưu vụ côn đồ vào nhà chém người đến chết
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC Quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
- Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo
- Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/1/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền
- Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 16/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trrình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
- Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
- Luật Nhà ở năm 2014
- Luật Đất đai năm 2013
- Loại đất nào được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, loại đất nào không được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất
- Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Lấn đất là gì? Chiếm đất là gì? Hậu quả pháp lý của việc lấn, chiếm đất
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Luật nuôi con nuôi năm 2010
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Bộ Tư pháp -Tòa án nhân dân tối cao-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài
- Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Hợp đồng mua bán căn hộ
- Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự
- Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài