Khách hàng cần thận trọng với các dự án “bán nhà trên giấy”
Cập nhật: 5/9/2017 | 3:37:36 PM
Xoay quanh câu chuyện như chậm tiến độ, sai phạm trong hợp đồng góp vốn, chiếm dụng vốn khi mà CĐT đã thu tiền nhưng không triển khai xây dựng, luật sư Lê Ngọc Hà- Trưởng Văn phòng luật sư Đa phúc (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã có những khuyến cáo tới khách hàng.
- Hiện nay, các giao dịch “mua bán nhà trên giấy”, khách hàng luôn là người “nắm đằng lưỡi” và đứng trước rất nhiều rủi ro, vậy cụ thể rủi ro ở đây là gì thưa ông?
LS Lê Ngọc Hà: Đúng là như vậy, trong các giao dịch “mua bán nhà trên giấy”, tức là mua bán tài sản hình thành trong tương lai, tài sản chưa hiện hữu ở thời điểm xác lập hợp đồng thì khách hàng luôn là người bị động, có nhiều nguy cơ gánh chịu rủi ro vào bất cứ thời điểm nào. Các hình thức rủi ro, mức độ, hậu quả, thời điểm gặp rủi ro của người góp vốn mua nhà dự án khá đa dạng, cụ thể.
Thứ nhất: Khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp cho CĐT trong trường hợp CĐT lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Khi CĐT không sử dụng nguồn tiền này vào triển khai dự án mà sử dụng vào mục đích khác, bị thất thoát mất khả năng thu hồi thì khách hàng cũng mất cơ hội được hoàn lại khoản tiền đã góp.
Thứ hai: Khách hàng có thể không bao giờ nhận được bàn giao nhà khi CĐT dự án có thật vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý dự án dẫn đến hậu quả bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án. Trường hợp dự án bị thu hồi được giao lại cho CĐT khác mà CĐT cũ còn nguồn tiền bàn giao lại cho CĐT mới thì khách hàng còn cơ hội được nhận nhà. Nếu CĐT cũ không còn nguồn tiền thì khách hàng muốn được nhận nhà lại phải đóng góp tài chính cho CĐT mới, và rủi ro là mất khoản tiền đầu tư ban đầu.
Thứ ba: Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, do CĐT có thật sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro, thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được nhận nhà và kết quả đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức kinh doanh của CĐT.
LS Lê Ngọc Hà
- Như vậy, những bản hợp đồng góp vốn, hay vay vốn của khách hàng với CĐT thì có giá trị về mặt pháp lý không?
LS Lê Ngọc Hà: Để có thể đánh giá, kết luận về giá trị pháp lý của những bản hợp đồng góp vốn, hay vay vốn vào dự án giữa người mua nhà với CĐT dự án cần phải có thông tin đầy đủ về năng lực của CĐT, dự án đầu tư, thời điểm CĐT huy động vốn và nội dung cụ thể của hợp đồng góp vốn. Do vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng góp vốn, hay vay vốn và giao tiền cho CĐT, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của CĐT, yêu cầu được cung cấp đầy đủ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ pháp lý của dự án cũng như tiến độ. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ nội dung điều khoản, điều kiện trong hợp đồng, tránh tình trạng đầu tư vào dự án không có thật, hoặc dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn từ khách hàng, tránh được hậu quả “tiền mất tật mang”.
- Trong thời gian qua, thị trường BĐS bị “đóng băng”, trong khi đó, DN vẫn phải sống, nhưng vốn lại cạn, bên cạnh đó cũng bị ngân hàng thúc, buộc nhiều CĐT phải nghĩ tới hạ sách là lừa đảo khách hàng, ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?
LS Lê Ngọc Hà: Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền góp vốn của khách hàng và hành vi chậm tiến độ triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở của một số DN. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền góp vốn của khách hàng là hành vi của DN không có chức năng kinh doanh BĐS, không có dự án phát triển nhà ở nhưng vẫn tổ chức huy động vốn của khách hàng với lý do để thực hiện dự án. DN có chức năng kinh doanh BĐS nhưng không có dự án phát triển nhà ở hoặc tạo ra thông tin về dự án không có thật để tổ chức huy động vốn của khách hàng, cũng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản góp vốn. Hành vi chậm tiến độ triển khai đầu tư xây dựng dự án là hành vi của DN có chức năng kinh doanh BĐS, là CĐT dự án phát triển nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện huy động vốn của khách hàng theo đúng quy định nhưng vì lý do chủ quan và khách quan đã dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm bàn giao sản phẩm nhà ở cho khách hàng.
Theo tôi, tình trạng CĐT dự án cạn vốn dẫn đến chậm tiến độ hoặc mất khả năng tiếp tục triển khai xây dựng dự án hoàn toàn do lỗi của CĐT. Lỗi có thể do năng lực tài chính yếu kém, không có thực lực của CĐT, mà chỉ dựa vào vốn vay ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng; khi các nguồn tài chính bên ngoài thay đổi, CĐT rơi vào thế bị động, thiếu vốn dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như trên.
- Vừa qua, Cty quản lý tài sản (VAMC) đã được thành lập nhằm phá băng BĐS và giải cứu các dự án đang “ngắc ngoải”, vậy ông đánh giá như thế nào về sự ra đời của VAMC, và liệu quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo?
LS Lê Ngọc Hà: Ngày 26-7-2013, VAMC chính thức ra mắt với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, VAMC được thực hiện các hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo…Thực sự tôi chưa thể đưa ra đánh giá về tính hiệu quả hay khả thi của VAMC ở thời điểm hiện nay. Bởi lẽ, hoạt động của VAMC mới chỉ khởi động chưa đầy một tháng, tuy vậy, chúng ta có quyền hy vọng vào một kết quả tốt đẹp do VAMC mang lại cho thị trường BĐS và tài chính ngân hàng trong thời gian sớm nhất. Một mặt, VAMC sẽ kiểm soát và xử lý được nợ xấu của các tổ chức tín dụng, xuất phát từ hậu quả của việc cho vay kinh doanh BĐS ồ ạt trước đây, mặt khác giúp bình ổn thị trường BĐS trong tương lai, tạo niềm tin cho các CĐT kinh doanh BĐS lành mạnh, các nhà đầu tư tiềm năng và tạo tâm lý tốt cho khách hàng có nhu cầu thực sự về nhà ở hiện nay.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo PLXH)
- Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính
- Đừng để bà mẹ Việt Nam anh hùng phải “khóc thầm lặng lẽ
- Doanh nghiệp bị xâm hại uy tín, thương hiệu: Muốn khởi kiện, khó đủ đường
- Đã khổ vì chồng ngoại tình còn khổ vì luật định
- Công cụ pháp luật chưa đủ “mạnh” để giảm số người hút thuốc lá
- Cần bỏ quy định bất hợp lý cản trở nhà báo tác nghiệp
- Cả nhà “dính án” do để văng chai nước vào người Phó Viện trưởng!?
- Bị cáo cười sau bản án tử hình
- Người bị "tố" ngoại tình xông vào tòa bênh Chủ tịch thị trấn Quang Minh
- Hôi của sẽ bị khởi tố về tội cướp hay tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản”
- Đầu năm cảnh giác với các nhà ngoại cảm rởm
- Quan tâm đào tạo nghề cho những người bị thu hồi đất
- Chống tham nhũng nhìn từ những vụ đại án: Án tử cần nhưng chưa đủ…!
- Buổi tư vấn luật tại Sóc Sơn (Hà Nội): Luật sư nhiệt tình, người dân xúc động
- Ngăn chặn bạo lực học đường - Kết hợp hài hòa giữa giáo dục, răn đe và xử lý
- Quy định của pháp luật bảo vệ người tố cáo
- Luật An ninh mạng và những điều cần biết khi sử dụng mạng xã hội
- Quản lý hoạt động từ thiện ở Việt Nam hiện nay
- Góc nhìn về học sinh đánh nhau
- Quấy rối tình dục và chế tài xử lý
- Nạn tảo hôn ở Việt Nam
- Phải làm gì khi gặp tai nạn giao thông
- Luật Hộ tịch và những bất cập tồn tại
- Báo động mất an toàn lao động qua vụ việc Fomosa Hà Tĩnh
- Bất cập trong quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Biện pháp xử lý tội phạm về môi trường
- Các quy định về tạm giam, tạm giữ
- Cần tỉnh táo xử lý tin báo giả bị cướp
- Cảnh báo tình trạng người tâm thần phạm tội
- Cảnh giác với hành vi bán vé giả qua mạng internet
- Cảnh giác với nạn cờ bạc đầu năm
- Đánh hội đồng người ăn trộm chó
- Giải quyết tranh chấp về đất đai
- Hàng giả, hàng nhái và chế tài xử lý
- Hành vi bỏ rơi trẻ em và hậu quả pháp lý
- Hoạt động tín dụng đen trong xã hội
- Hỏi đáp về bồi thường khi bị oan sai trong tố tụng
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 1
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 2
- Hỏi đáp về trẻ vị thành niên phạm tội_Phần 3
- Làm gì để Luật phòng chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống
- Lễ hội và những biến tướng trong lễ hội đầu năm
- Lừa đảo qua chạy việc vào công chức Nhà nước
- Nan giải xử lý rác thải
- Nhận diện hành vi bắt cóc giả nhưng tống tiền thật
- Nhức nhối nạn mua bán nội tạng người
- Nhức nhối tình trạng bảo mẫu hành hạ trẻ em
- Quy định về nghề giúp việc gia đình theo Bộ luật lao động
- Thực trạng đòi nợ thuê và hậu quả khó lường
- Thực trạng hành hung tập thể
- Tranh chấp phát sinh khi mua nhà dự án trên giấy
- Tung tin đồn thất thiệt và hậu quả pháp lý
- Xâm hại di tích văn hóa - lịch sử và hệ lụy
- Xuất khẩu lao động và hệ lụy khi phá vỡ hợp đồng
- Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật”: Vị luật sư vì cộng đồng
- Hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
- VPLS Đa Phúc tham gia tư vấn pháp luật online về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh
- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Bộ luật lao động năm 2019
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- CHI BỘ LUẬT SƯ LONG BIÊN I CHÀO MỪNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
- Công ty CPTMXNK khí dầu mỏ hóa lỏng Hà Nam ở đâu?. Trong vụ nhân viên lừa đảo chiếm đoạt của nhiều bị hại với số tiền tới 2,3 tỷ đồng...
- Tìm kiếm
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7 MIỄN PHÍ0912.212.070
Tư vấn: Hình sự và Tố tụng hình sự
Tư vấn: Đất đai và Bất động sản
Tư vấn: Hôn nhân và Gia đình
Tư vấn: Di chúc và Thừa kế
Tư vấn: Lao động và Việc làm
Tư vấn: Xuất khẩu lao động và Du học
- Nhiều vấn đề cần làm rõ trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất tại TP Bảo Lộc
- Người "tấn công" trắng án, người "phòng vệ" lãnh 3 năm tù
- Trao đổi bài viết: Lê Văn C có phạm tội Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng: Nhiều vi phạm trong tố tụng chưa được làm sáng tỏ
- Tiếp 'Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?': Dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng khi tạm giam người dưới 18 tuổi
- Lê Văn C có phạm Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
- Vụ hỗn chiến tại Phú Riềng, Bình Phước: Điều tra kiểu một chiều?
- Lọt kẻ chủ mưu vụ côn đồ vào nhà chém người đến chết
- Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC Quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
- Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo
- Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/1/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự
- Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền
- Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 16/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trrình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
- Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
- Luật Nhà ở năm 2014
- Luật Đất đai năm 2013
- Loại đất nào được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, loại đất nào không được sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất
- Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Lấn đất là gì? Chiếm đất là gì? Hậu quả pháp lý của việc lấn, chiếm đất
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Luật nuôi con nuôi năm 2010
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Bộ Tư pháp -Tòa án nhân dân tối cao-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài
- Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Hợp đồng mua bán căn hộ
- Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất
- Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự
- Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài